17: Cài đặt mail server trên aapanel

Trên aapanel có tích hợp sẵn mã nguồn RoundCube dùng làm mail server yêu cầu PHP 5.6 – 7.3 > bạn cần cài PHP 7.3 nhé

Phần 1: Hướng dẫn cài PHP 7.3

Bước 1: Đăng nhập vào aapanel > chọn Appstore > tìm php > nhìn thấy PHP-7.3 thì chọn Install ở cuối dòng nhé

Phần 2: Hướng dẫn cài RoundCube

Bước 1: đăng nhập vào aapanel > chọn appstore > tìm one-click deployment > chọn mục Tools > rồi thấy thì chọn install

Bước 2: Click vào one-click deployment 1.1 > tìm kiếm RoundCube ( mặc định nó hiển thị ngay trên cùng rồi ấy ) > rồi chọn One-click

Bước 3: Thiết lập bản ghi trên tên miền của bạn

Ví dụ như thế này : Nhớ là mail A > IP nhé

Bước 4: Quay lại aapanel > chọn RoundCube > và điền thông tin như dưới đây

Chú ý: Đoạn này PHP Version chọn PHP-73 nhé

Đoạn này PHP Version chọn PHP-73 nhé

Vì mình quên không để ý, nên chọn PHP-74 mặc định. Nhưng thui. mình cứ cài thử coi nó ra sao nhé. Nếu được hay không thì mình sẽ nói ở dưới luôn.

Bước 5: Chọn submit bạn sẽ nhận được thông tin như sau:

Bước 6: Vào aapanel chọn tiếp App Store > Mail Server > install

Chờ một xíu cho nó cài đặt

Cài xong thì nhận được một thông báo thế này

Thì con Confirm để xem thế nào

Nó kêu mình phải là

  • Please install Redis in the APP Store: Hãy cài Redis trong APP Store
  • Please go to the Redis manager --> Perf…. gì nữa đó: Vào Redis manager rồi chọn Perf… gì đó,

. Ok thì cài bởi mình nghĩ là do mình cài php-74 nên chưa hỗ trợ hoặc gì đó. Thui thì bảo sao nghe đó coi sao

Mình vào app Store > tìm Redis > install nó luôn

Xong sau đó vào Ređis manager để cài pass

Mình cài pass là manluxurydotonline

Bước 7: Vào lại mail serrver chọn Submit

chờ nó cài tiếp cho xong xem thế nào nhé

oh yeah. nó được rồi này

Bước 8: Bạn chọn add domain > điền như hình nhé ( theo tên miền của bạn )

Nó báo thiếu một số cái như này

thì mình click vào từng cái làm theo hướng dẫn tiếp

Bước 9: Nó bảo mình add MX records thì đăng nhập quản trị tên miền và làm theo nhé

Làm theo hướng dẫn trên quản trị tên miền nhé

Chờ DNS tên miền xử lý thui

Nếu xong thì báo thế này

Bước 10: Tạo tài khoản và sử dụng

Vầy là đã cài xong. Nói chung đến thời điểm hiện tại hơi lệch hướng tí nhưng cơ bản là vẫn ngon. Mình tin là mọi thứ sẽ ổn.

10.1 Thêm User

Bạn điền các thông tin như sau

Bước 10.2 Đăng nhập thử vào mail

Vào mail.manluxury.online

đăng nhập: [email protected]

mật khẩu: @Manluxurydotonline91 ( vì là lúc submit xong thì nó báo phải thêm số vào, mình thêm số 91 vào )

Thơm kèo., Được rồi nè

Gửi thử một cái mail xem thế nào

Kết quả mail server

Lần 1: Gửi đi sang [email protected] thì không được, họ báo bị chặn ( có thể do Server hoặc lý do nào đó )

Lần 2: Mình gửi mail từ [email protected] sang cho [email protected] thì kết quả là chờ đến 5 phút chưa thấy đâu nữa. CHắc cũng bị chặn nốt rồi.

Vậy nên kết quả như bạn đã biết, có thể do mình cấu hình sai chăng. Thui nói chung là mình cũng không sử dụng đâu. Nay chia sẻ với bạn đọc vầy thui hén. Nếu bạn thích thì thử thui. Chứ mail quan trọng lắm. Hoặc dùng gmail hoặc dịch vụ mail cho xịn thui chứ dùng mail build riêng này cũng hơi căng ak nha

Bài viết liên quan

12. Hướng dẫn cài đặt website wordpress ( có sẵn ) lên aapanel

Cài dặt wordpress trên aapanel thì dễ dàng rồi, giờ bạn đang có website a, [...]

11. Cách backup dữ liệu aapanel lên GooGle driver

Mình vẫn tâm niệm rằng, với website thì backup là điều quan trọng nhất. Mọi [...]

8. Hướng dẫn cài đặt SSL cho wordpres trên aapanel

Sau khi cài đặt wordpress xong ở bài 7 thì chúng ta sẽ cài đặt [...]

7: Cài WordPress lên aapanel

Sau khi có đầy đủ các thứ, bao gồm thêm website vào aapanel và tạo [...]

6. Tạo Database cho AApanel

Sau khi thêm tên miền ở bài 5 rồi thì bạn có thể tiếp tục [...]

5. Thêm website vào aapanel

Mình phải thực lòng thừa nhận rằng, aapanel giao diện trực quan hơn rất rất [...]